Như chúng ta đã biết, thế hệ Intel Comet Lake-S chuẩn bị được hãng giới thiệu ra thị trường và đây cũng là dòng sản phẩm hứa hẹn cải thiện rất nhiều về mặt hiệu năng khi Intel đã bổ thêm nhân, xung nhịp. Thế nhưng, để vận hành được những “quái thú” Comet Lake-S 10th thì các bạn phải có hệ thống tản nhiệt xịn, bên cạnh đó còn phải có PSU công suất lớn vì chúng hứa hẹn sẽ ăn rất nhiều điện.
Đã có rất nhiều thông tin liên quan đến thế hệ Comet Lake-S của Intel vì họ đã cung cấp rất nhiều CPU cho các nhà phát triển kiểm tra và thử nghiệm. Chính vì điều đó mà chúng ta có được rất nhiều thông tin liên quan đến TDP của CPU Core i9-10900 Series – dòng CPU đầu bảng thuộc thế hệ 10th Comet Lake-S. Chúng ta mong chờ dòng sản phẩm Core i9-10900 Series một thì những nhà sản xuất mong chờ mười vì họ đã sẵn sàng tung ra toàn bộ các sản phẩm Z490 của mình đang có sẵn trong kho.
i9-10900F 10C20T
PL1 170W
PL2 224W
All Core Turbo 4.5Ghzhttps://t.co/jCyM6wpjTv pic.twitter.com/qhR3puOSSt
— HXL (@9550pro) April 7, 2020
Mới đây, trên Weibo đã xuất hiện một bức ảnh chụp màn hình chứa đựng rất nhiều thông tin liên quan đến Core i9-10900 Series. Cụ thể là CPU Core i9-10900F (non-iGPU) có mức PL1 và PL2 “ngất ngưởng” với kết quả lần lượt là 170W và 224W. Nếu như các bạn chưa biết thì PL1 – Power Level 1 là mức thông số để các hãng ghi vào phần TDP, đây là mức tiêu thụ điện năng khi CPU hoạt động trong một thời gian dài (long-term load). Còn đối với PL2 – Power Level 2 thì đây là mức tiêu thụ năng lượng của CPU khi chúng chạy Full Load (Turbo Boost) trong thời gian ngắn. Nhìn chung, PL1 và PL2 của Core i9-10900 Series đang ở mức cao “khủng khiếp”, để cho các bạn dễ hình dung thì mức TDP 224W đó tương đương với mức tiêu thụ điện năng tối đa của Nvidia RTX 2080 có thể đạt tới. Mặc dù có mức TDP “ngất ngưởng” nhưng Core i9-10900F cũng chỉ xoay quanh mức xung nhịp 4.85GHz mà thôi, không biết khi ra mắt Intel có thể cải thiện được tốc độ xung nhịp Turbo Boost hơn không.
Thực ra việc Intel Comet Lake-S tiêu thụ năng lượng nhiều thì cũng không có gì quá đặc biệt vì tiến trình 14nm+ đã đi đến giới hạn tối đa về mặt kĩ thuật rồi. Chính vì việc Intel “nhồi” thêm 02 nhân vào Core i9-10900F khiến chúng tiêu thụ năng lượng nhiều hơn Core i9-9900KS tương đối nhiều (i9-9900KS@5GHz PL2 đạt 170W). Nếu như so sánh với AMD thì Intel thua kém hơn rất nhiều khi Ryzen 9 3950X (16 nhân/ 32 luồng – 7nm) đầu bảng của họ có PL2 chỉ khoảng 146W mà thôi!
Trong tương lai, Intel phải nhanh chóng triển khai các tiến trình sản xuất mới với kích thước nhỏ hơn mới có thể làm cho các sản phẩm của mình đột phá hơn!