Sao một thời gian dài chờ đợi thì Intel cũng đã chính thức trình làng dòng sản phẩm CPU Comet Lake-S và một loạt các mẫu bo mạch chủ mới sử dụng Chipset 400-Series mới nhất của hãng. Thế hệ CPU Comet Lake-S ra mắt có nhiều sự thay đổi về bo mạch chủ, đặc biệt là Socket cũng như một vài công nghệ hỗ trợ. Trong bài viết này, AZPC sẽ đề cập đến cho các bạn những thông tin sơ bộ nhất, dễ nắm bắt nhất.
I. Intel Z490, Chipset 400-Series sử dụng Socket LGA1200
Các mẫu Chipset 400-Series sẽ xuất hiện bao gồm: Intel Z490, Intel B460, Intel H410.
Do sự yêu cầu năng lượng của các mẫu CPU Comet Lake-S cao hơn so với trước đây nên Intel đã phải chuyển đổi từ Socket LGA115x sang LGA1200. Cụ thể rằng họ đã bổ sung thêm các chân GND/VCC (chân cung cấp năng lượng điện) để chúng đủ khả năng “gánh” các mẫu CPU hạng nặng của Intel. Mặc dù là thay đổi sang Socket LGA1200 nhưng chúng vẫn giữ nguyên kích thước nên những hệ thống tản nhiệt phù hợp với Socket LGA115x thì vẫn sẽ phù hợp với Socket LGA1200.
II. Intel Z490 nâng cấp mạnh mẽ về kết nối mạng
Trên dòng sản phẩm cao cấp Intel Z490, Intel đã trang bị công nghệ Intel Wi-fi 6 CNVi hiện đại nhất ngày nay. Với công nghệ Wi-fi 6 CNVi thì các nhà sản xuất bo mạch chủ có thể sử dụng các giải pháp kết nối mạng không dây như AX200 của mình trực tiếp trên Chipset với Module CRF. Trước đây, Intel Z390 chỉ dừng lại ở Wi-fi 5/ 802.11ac nên việc hãng cung cấp Wi-fi 6 là một điều vô cùng đáng giá. Còn đối với kết nối có dây thì Chipset vẫn hỗ trợ kết nối Internet 2.5 Gigabit, tuy nhiên các nhà sản xuất phải mua bộ điều khiển mạng Intel I225 và nếu sự dụng các bộ điều khiển mạng khác thì chúng sẽ sử dụng Lane PCIe (câu chuyện của các nhà sản xuất nên chúng ta không cần quan tâm quá nhiều).
III. Intel Comet Lake-S có 40 lane PCI-e
Theo như Intel, Chipset Z490 hỗ trợ thế hệ CPU Comet Lake-S thứ 10 sẽ có tổng số lane PCIe kết hợp (CPU + Chipset) là 40, trong đó 16 lane đến từ CPU và 24 lane đến từ Chipset. Nếu như chúng ta so sánh với Z390 thì chúng hoàn toàn tương đồng về mặt thông số kỹ thuật, có lẽ việc thay đổi Socket mới của Intel chỉ giúp cho việc tăng hiệu quả của các CPU sử dụng nút 14nm+. Chipset Z490 vẫn giữ lại 30 lane HSIO để sử dụng cho các thẻ bổ trợ hoặc hoặc bộ điều khiển PCIe bất kỳ chẳng hạn như: khiển USB, cổng Enthernet, Soundcard, Card Raid,… Các nhà cung cấp bo mạch chủ sử dụng bộ điều khiển ASMedia ASM3242 để cung cấp USB 3.2 Gen2 với tốc độ 20 Gbps, điều này cho phép các nhà cung cấp mở rộng kết nối Type-C nhanh chóng, đơn giản.
Intel vẫn sẽ hỗ trợ các Module bộ nhớ Optane của mình và hệ thống RAM Dual-Channel với tốc độ xung nhịp lên đến 2933MHz đối với Core i9/ Core i7, đối với Pentium/ Core i3/ Core i5 chỉ dừng lại ở mức 2666MHz. Intel Z490 vẫn sẽ giữ nguyên tính năng ép xung với các mẫu CPU được mở khoá hệ số của Intel. Mặc dù không nên ép xung bằng cách tạo xung nhịp (BCLK) vì nó liên quan đến nhiều thành phần khác nhau nên tính ổn định là một điều tất yếu. Intel đã hỗ trợ ép xung DMI và PEG, chúng được tách ra để không ảnh hưởng đến các cổng SATA và một số thành phần khác.
IV. Intel Z490 được xây dựng với PCIe 4.0
Các hãng sản xuất cũng đã xác nhận rằng PCIe 4.0 được trang bị trên Chipset Z490, tuy nhiên chúng không hỗ trợ cho Comet Lake mà chúng hỗ trợ cho mẫu CPU nào đó được ra mắt trong tương lai. Theo như các thông tin bên lề thì rất có thể Intel Rocket Lake (thế hệ thứ 11) sẽ được trang bị công nghệ PCIe 4.0 và chúng vẫn được duy trì trên Socket LGA1200. Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng hiện tại Rocket Lake còn chưa được chế tạo, thậm chí rằng Silicon chỉ trong giai đoạn đầu thử nghiệm và chưa sẵn sàng.
Câu chuyện về PCIe 4.0 trên các mẫu Intel Z490 có lẽ phải đợi thêm một thời gian nữa mới có lời giải đáp chuẩn xác.
Trên bài viết này là những thông tin tổng hợp cơ bản nhất liên quan đến Intel Z490 cũng như Chipset 400-Series mới nhất của Intel hiện nay. Hiện nay trên thị trường đang có hơn 40 mẫu bo mạch chủ Z490 đến từ các hãng Gigabyte, ASUS, ASRock, EVGA, Biostar, MSI…